Hướng dẫn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Ly hôn có yếu tố nước ngoài là gì? Đây thường là lựa chọn cuối cùng khi cuộc sống vợ, chồng trở nên trầm trọng và không đạt được các mục đích hôn nhân trong đời sống.

Khác với yêu cầu ly hôn thông thường, ly hôn với người nước ngoài có nhiều khó khăn và vướng mắc hơn. Tuy vậy, đã có sự thống nhất về quy định của pháp luật cho thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam. Cùng tham khảo thêm ngay trong bài viết dưới đây!

Ly hôn có yếu tố nước ngoài là gì?

Hướng dẫn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Ly hôn có yếu tố nước ngoài là việc ly hôn giữa một bên là công dân Việt Nam và một bên là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, giữa các bên là người nước ngoài nhưng sinh sống tại Việt Nam. Hoặc có thể là giữa người Việt Nam với nhau nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.

Thực trạng ly hôn có yếu tố nước ngoài

Hướng dẫn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Thực trạng ly hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay có 4 trường hợp chính sau đây:

Trường hợp 1:

Khi tiến hành giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thường xuất hiện rất nhiều khó khăn trong thực tiễn. Đặc biệt là trong hoạt động ủy thác tư pháp trong một số công việc như ghi lời khai, tống đạt giấy tờ, thu thập chứng cứ, xác minh địa chỉ, trưng cầu giám định…

Để giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài (đương sự ở nước ngoài) thì hoạt động uỷ thác tư pháp ra nước ngoài là vấn đề có tính chất quyết định trong việc đưa vụ án ra xét xử. Tuy nhiên, hiện nay việc uỷ thác tư pháp còn nhiều khó khăn và vướng mắc.

Ví dụ:

Chị L sinh năm 1990 ở xã ABC, huyện XYZ, tỉnh HCM và chồng là anh N kết hôn với nhau. Hai vợ chồng có với nhau một con chung là cháu K.

Năm 2013, anh N đi lao động tự do ở nước ngoài (Cộng hoà liên bang Đức). Sau một thời gian, chị L thấy chồng mình là anh N có một số biểu hiện khác thường, không thường xuyên gọi điện liên lạc, cũng không quan tâm đến vợ con đang sống ở Việt Nam. Trong khi ở nhà thì giữa chị L và mẹ chồng xảy ra nhiều mâu thuẫn, mẹ chồng chị L thường xuyên chửi bới con dâu vô cớ và còn cố tình chia rẽ tình cảm của vợ chồng chị.

Từ tháng 1/2014 đến nay, chị L không còn liên lạc được với chồng, con trai cũng bị gia đình chồng chia cắt, không cho gặp. Đỉnh điểm, trên Facebook cá nhân, chồng chị còn khoe ảnh hạnh phúc bên vợ mới và con ở nước ngoài. Cuối cùng, chị L đành viết đơn xin ly hôn. Thế nhưng, việc ly hôn của chị không mấy thuận lợi vì thời gian đầu theo thư gửi về chồng chị ghi địa chỉ là thành phố Berlin, nhưng hiện nay bản thân chị cũng không biết chồng mình đang sinh sống cụ thể ở nơi nào tại Đức.

Ở đây có những bất cập đó là:

  • Thứ nhất, xác định về thẩm quyền của Tòa án. Theo quy định của Luật Quốc Tịch thì “người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, làm ăn sinh sống lâu dài ở nước ngoài”. Tuy nhiên, thời gian “lâu dài” không được quy định cụ thể trong một văn bản nào. Trường hợp người Việt Nam đi công tác, học tập hoặc du lịch nhưng khi hết thời hạn họ ở lại nước sở tại thì có được xem là người Việt Nam định cư nước ngoài hay không? Vấn đề này ảnh hưởng đến việc xác định thẩm quyền giải quyết của tòa án.

  • Thứ hai, về nơi cư trú của một bên đương sự ở nước ngoài. Không ít trường hợp công dân Việt Nam, thậm chí kể cả các pháp nhân Việt Nam không chịu tìm hiểu kỹ điều kiện, địa chỉ cụ thể của người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài. Không yêu cầu người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài cung cấp địa chỉ tại nơi mà họ đang sinh sống, trụ sở pháp nhân đang hoạt động… Điều này ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của họ khi bị xâm phạm. Khi khởi kiện đến tòa án thì không xác định được địa chỉ hoặc không có địa chỉ người nước ngoài, khiến tòa án rất khó khăn trong xác định địa chỉ. Nhiều trường hợp, bị đơn trong vụ án là người đang ở nước ngoài khi biết mình bị khởi kiện tại tòa án luôn tìm cách né tránh, thay đổi địa chỉ nên tòa án không thể triệu tập họ tham gia tố tụng và không có chế tài xử lý.

Trường hợp 2:

Khó khăn trong thực hiện ủy thác tư pháp. Khi thực hiện giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam đã xảy ra rất nhiều khó khăn trong thực tiễn. Đặc biệt là hoạt động ủy thác tư pháp đối với một số công việc cụ thể như ghi lời khai, tống đạt giấy tờ, thu thập chứng cứ, xác minh địa chỉ, trưng cầu giám định…

Việc ủy thác tư pháp để ghi lời khai của những cá nhân đang ở những nước mà Việt Nam chưa ký hiệp định tương trợ tư pháp thì hầu như không có kết quả. Những việc mà Tòa án Việt Nam ủy thác tư pháp cho Tòa án nước ngoài thì kết quả trả lời thường rất chậm, thậm chí nhiều trường hợp không nhận được sự trả lời.

Chính vì vậy, việc lấy lời khai, tống đạt các văn bản của Tòa án hoặc xác định tài sản ở nước ngoài là không thực hiện được làm cho vụ án bị kéo dài, vi phạm thời hạn xét xử, ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự. Nhiều vụ không thể thụ lý giải quyết do công dân Việt Nam xin ly hôn chỉ cung cấp cho Tòa án bản đăng ký kết hôn có địa chỉ của bên kia, ngoài ra thì không có một thông tin nào khác của bị đơn.

Điều này dẫn đến thực tế nhiều cuộc hôn nhân chỉ mang tính hình thức và vẫn bị kéo dài, ảnh hưởng đến cuộc sống vật chất cũng như tinh thần của nguyên đơn. Bên cạnh đó, thủ tục hợp thức hóa lãnh sự đối với các việc mà Tòa án Việt Nam yêu cầu thì nhiều Tòa án nước ngoài chưa đáp ứng kịp thời, do vậy cũng đã gây khó khăn cho việc xét xử.

Trường hợp 3:

Khó khăn trong việc áp dụng pháp luật. Trường hợp không có các điều ước quốc tế, áp dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam trên thực tế gặp phải rất nhiều khó khăn. Nhiều vụ việc tòa án Việt Nam xác định thuộc thẩm quyền và đưa ra phán quyết, nhưng do các quốc gia khác cũng cho rằng thẩm quyền giải quyết cũng thuộc thẩm quyền của nước họ, điều này dẫn đến xung đột pháp luật giữa Việt Nam và các nước đó.

Chúng tôi xin nêu ra một trường hợp đã được Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh giải quyết và vụ án này đã được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng, đó là vụ ly hôn giữa Lý Hương và Chồng là Tony Lam. Năm 2001, Lý Hương theo Tony Lam về Mỹ. Cả hai tổ chức lễ cưới và đăng ký kết hôn ngày 6/2 tại quận Clack, bang Nevada. Sau một thời gian sinh sống với nhau, hai người xảy ra mâu thuẫn. Lý Hương đưa con về nước và gửi đơn ly hôn lên Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã xử cho nữ diễn viên này được ly hôn chồng và giao quyền nuôi con cho người mẹ. Cùng thời gian Tony Lam đâm đơn tố Lý Hương mang con về nước mà không có sự đồng ý của người cha, tòa án New York phán quyết, quyền nuôi con chung của cả hai được giao hoàn toàn cho Tony Lam.

Đối với trường hợp trên thì có hai hệ thống pháp luật điều chỉnh đó là Pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ. Ở đây, có khó khăn trong việc áp dụng pháp luật đó là giữa Việt Nam và Hoa Kỳ lại chưa ký kết (tức là không có hiệp định tương trợ tư pháp) về giải quyết vấn đề này. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự xung đột pháp luật giữa hai quốc gia. Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì trường hợp này thuộc thẩm quyền riêng biệt chỉ Tòa án Việt Nam mới có thẩm quyền giải quyết. Do đó tòa án Việt Nam không chấp nhận và cho thi hành đối với bất kỳ phán quyết của cơ quan tài phán của các nước khác.

Trường hợp 4:

Trình độ Thẩm phán cũng còn nhiều bất cập. Kiến thức chuyên môn của của một số Thẩm phán về Tư pháp quốc tế chưa được sâu. Bên cạnh đó, trình độ ngoại ngữ của đội ngũ Thẩm phán còn rất hạn chế, từ đó gây khó khăn trong việc tiếp cận với pháp luật nước ngoài.

Dẫn đến nhiều bất cập khi tiến hành tố tụng trong những vụ án có công dân nước ngoài hoặc pháp nhân nước ngoài.

Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài

Hướng dẫn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Theo quy định tại Điều 28 và Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì việc giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình hay yêu cầu về hôn nhân và gia đình đều thuộc thẩm quyền của Tòa án.

Khoản 3, Điều 35 BLTTDS quy định:

“Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 (tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình) và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện.”

  • Về thẩm quyền theo cấp Tòa án: Căn cứ điều 36, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án theo cấp những vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài (có một bên ở nước ngoài hoặc tài sản ở nước ngoài) thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nhân dân cấp Tỉnh giải quyết.

  • Về thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ: Theo quy định tại Điều 37 BLTTDS 2015 thì thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ đối với tranh chấp về hôn nhân và gia đình được xác định là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức.

Tuy nhiên, trong trường hợp bị đơn không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam thì căn cứ vào khoản 1, điều 40 BLTTDS 2015 quy định rằng:

“Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

  • a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

  • …….

  • c) Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;”

Hồ sơ ly hôn có yếu tố nước ngoài gồm những gì?

Hướng dẫn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Hồ sơ ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài

Hồ sơ xin ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài gồm:

  • Đơn xin ly hôn;

  • Bản sao Giấy CMND (Hộ chiếu); Hộ khẩu (có công chứng bản chính)

  • Bản chính giấy chứng nhận kết hôn (nếu có), trong trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải trình bày rõ trong đơn kiện;

  • Bản sao giấy khai sinh con (nếu có con);

  • Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản);

  • Nếu hai bên kết hôn tại Việt Nam, sau đó vợ hoặc chồng xuất cảnh sang nước ngoài (không tìm được địa chỉ) thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương về việc một bên đã xuất cảnh và đã tên trong hộ khẩu;

Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn. Trong trường hợp các bên không tiến hành ghi chú nhưng vẫn muốn ly hôn thì trong đơn xin ly hôn phải trình bày rõ lý do không ghi chú kết hôn.

Nơi nhận: Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi bên không có yêu cầu ly hôn cư trú hoặc nơi bạn cư trú nếu người nước ngoài không có nơi cư trú tại Việt Nam.

Hồ sơ ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài

Hồ sơ xin thuận tình ly hôn có yếu tố nước ngoài gồm: (Hồ sơ có thể nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường Bưu điện)

  • Đơn yêu cầu thuận tình ly hôn (theo mẫu/mẫu của Tòa án);

  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

  • Sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân của vợ/chồng (bản sao chứng thực);

  • Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực);

  • Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất (sổ đỏ); Đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao chứng thực).

Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài

Thủ tục ly hôn đơn phương theo yêu cầu của một bên được tiến hành theo các bước sau:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại TAND tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi bị đơn (chồng bạn) đang cư trú, làm việc;

  • Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;

  • Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

  • Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án

Vậy khi bạn nộp đơn ra Tòa xin ly hôn đơn phương, Tòa án vẫn có thể tiến hành xét xử vắng mặt chồng bạn theo các quy định trên.

Thuận tình ly hôn có yếu tố nước ngoài

Thủ tục thuận tình ly hôn được tiến hành theo các bước sau:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ về việc xin thuận tình ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng;

  • Bước 2: Tòa án kiểm tra đơn và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ;

  • Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

  • Bước 4: Sau khi tòa án tiến hành mở phiên hòa giải, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hòa giải không thành (không thay đổi quyết định về việc ly hôn) nếu các bên không thay đổi ý kiến Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.

Kết luận

Vừa rồi là những chia sẻ của chúng tôi về thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài. Thông qua các nội dung được chia sẻ ở trên có lẽ bạn đã hiểu rõ hơn hồ sơ ly hôn với người nước ngoài. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ hữu ích với bạn!

Nếu bạn thấy bài viết này hay và hữu ích hãy chia sẻ hoặc để lại bình luận bên dưới nhé! Ngoài ra, các thắc mắc về thủ tục ly hôn, bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây nhé!

HÃY GỌI CHO CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 096 3399 868 .

Nếu bạn ở xa hoặc bận công việc không thể tới VPLS Quang Liêm được thì chúng tôi sẽ cử luật sư giỏi tới tận nhà hoặc điểm hẹn để tư vấn và hỗ trợ cho bạn.