Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có trường hợp như sau mong Văn phòng Luật sư Quang Liêm giải đáp giúp tôi: Tôi và chồng tôi đã ly hôn cách đây gần được 05 năm, lúc ly hôn do tôi không có đủ khả năng tài chính để nuôi con tốt nhất nên tôi đã để cho chồng tôi nuôi cháu. Hiện tại tôi cũng đã ổn định chỗ ở, có nhà riêng và có công việc, thu nhập ổn định, chồng tôi thì chuẩn bị đi lấy vợ khác nên tôi muốn dành lại quyền nuôi con thì có được không? Nếu được thì tôi cần chuẩn bị những gì?
Trả lời:
Với trường hợp của bạn Văn phòng Luật sư Quang Liêm tư vấn cho bạn như sau:
Tại Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:
“1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên”.
Như vậy trong trường hợp này của bạn thì nếu bạn có căn cứ chứng minh rằng chồng cũ của bạn khi kết hôn với người khác sẽ bỏ bê việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con của bạn và bạn có đủ khả năng để chăm sóc cho con cả về phẩm chất đạo đức và tài chính thì bạn có thể yêu cầu Tòa án thay đổi người nuôi con. Tòa án có thể xem xét ra quyết định thay đổi quyền trực tiếp nuôi con sau ly hôn.
Trong trường hợp này, bạn cần nộp hồ sơ yêu cầu thay đổi người nuôi con đến Tòa án cấp huyện nơi đương sự (người đang nuôi con) cư trú.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết liên quan sau:
>>> Nhận con nuôi có được đổi họ cho con không?
>>> Luật sư tư vấn về quyền nuôi con
Tư vấn ly hôn, dịch vụ ly hôn và các vấn đề pháp lý liên quan đến Luật hôn nhân gia đình là dịch vụ mang tính chất chuyên biệt của Văn phòng Luật sư Quang Liêm.
Chúng tôi có đội ngũ luật sư nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ ly hôn, hỗ trợ khách hàng trong quá trình giải quyết ly hôn để thời gian giải quyết ly hôn là nhanh nhất cho khách hàng, tiết kiệm chi phí và thời gian cho khách hàng.
Bạn hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ VPLS Quang Liêm số 559 Bình Thới, phường 10, quận 11, TP. Hồ Chí Minh hoặc bằng điện thoại là: 0963399868 (Zalo, Viber), Email: luatsuliem@gmail.com để chúng tôi tư vấn và hỗ trợ trực tiếp giúp bạn giải quyết nhanh gọn, ít đi lại và tiết kiệm chi phí cho ban.
Nếu bạn ở xa hoặc bận công việc không thể tới VPLS Quang Liêm được thì chúng tôi sẽ cử luật sư giỏi tới tận nhà hoặc điểm hẹn để tư vấn và hỗ trợ cho bạn.
Cảm ơn luật sư Quang Liêm, bài viết rất hay, qua đây tôi có thể hiểu nhiều hơn về quyền giành nuôi con của cha mẹ sau khi ly hôn.
cảm ơn luật sư đã giúp tôi giành lại quyền nuôi con, cuộc sống của tôi giờ hạnh phúc nhiều hơn.
Luật sư Quang Liêm cảm ơn bạn đã tin tưởng.
Trân trọng
Văn phòng luật sư Quang Liêm chuyên nghiệp trong vấn đề hôn nhân và gia đình.
Luật sư Quang Liêm cảm ơn bạn đã tin tưởng. Trân Trọng
cho em hỏi vợ chồng em đang có sích mích với nhau mâu thuẫn tình cảm và gia đinh vợ e thì ko có công việc làm ko có chổ ở ổn định , vợ e ở nhà trọ chi trả 1 tháng 1tr5 , ở chung với ba mẹ . còn em là nhân viên thiết kế áo thun , ở chung với ba mẹ có nhà riêng ở từ lúc sanh con tới lúc nuôi dưỡng toàn bộ tiền điều là do gia đình bên em lo hết vậy em có đủ tiêu chuẩn giành quyền nuôi con
Chào bạn, ai nuôi con thì Tòa án sẽ xem xét và giao quyền nuôi con bạn nhé. trường hợp bé dưới 3 tuổi sẽ ưu tiên cho mẹ nuôi, nếu bé trên 7 tuổi thì sẽ xét theo nguyện vọng của bé. ai nuôi con còn phụ thuộc vào kinh tế, chỗ ở và cách nuôi dạy con.
Tôi và vợ đã ly hôn, tòa án quyết định vợ tôi nuôi dưỡng con trai do tại thời điểm ly hôn con trai dưới 36 tháng tuổi. Tuy nhiên, vợ tôi nhiều lần ngăn cấm, không cho biết con tôi sống ra sao, học ở đâu, ….nên tôi đã đưa đơn xin chuyển quyền trực tiếp với các biên bản của Tổ trưởng tổ dân phố mà vợ con tôi đang sống. Quyết định bị bác bỏ đơn. Nay con tôi đã 5 tuổi và rất muốn về ở với tôi do từ khi sinh ra tôi là người chăm sóc tất cả mọi việc cho con. Vậy tôi có thể đưa đơn xin thay đổi quyền trực tiếp nuôi con khi con trai 7 tuổi theo nguyện vọng của con trai không?