Văn phòng luật sư Quang Liêm giải đáp câu hỏi về nội dung thủ tục nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Mời các bạn cùng tham khảo
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là người Việt Nam nhưng đã sang nước ngoài định cư được 10 năm, hai vợ chồng tôi không có con nên muốn được nhận con nuôi. Do có người quen ở Việt Nam nên được giới thiệu cho một bé gái 6 tuổi làm con nuôi. Nhưng tôi không biết giờ tôi muốn làm thủ tục nhận con nuôi thì tôi cần phải làm gì?
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Văn phòng Luật sư Quang Liêm. Với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:
Theo quy định tại Điều 29 Luật nuôi con nuôi quy định về điều kiện đối với người nhận con nuôi như sau:
“1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú và quy định tại Điều 14 của Luật này.
2. Công dân Việt Nam nhận người nước ngoài làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 14 của Luật này và pháp luật của nước nơi người nhận làm con nuôi thường trú”.
Hồ sơ của người nhận con nuôi được quy định tại Điều 31 Luật nuôi con nuôi như sau:
- Đơn xin nhận con nuôi;
- Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
- Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;
- Bản điều tra về tâm lý, gia đình;
- Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;
- Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;
- Phiếu lý lịch tư pháp;
- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
- Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật nuôi con nuôi.
Các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm b, c, d, e, g và h khoản 1 Điều 31 Luật nuôi con nuôi do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú lập, cấp hoặc xác nhận.
Hồ sơ của người nhận con nuôi được lập thành 02 bộ và nộp cho Bộ Tư pháp thông qua cơ quan trung ương về nuôi con nuôi của nước nơi người nhận con nuôi thường trú; trường hợp nhận con nuôi đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật nuôi con nuôi thì người nhận con nuôi có thể trực tiếp nộp hồ sơ cho Bộ Tư pháp.
Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài được quy định tại Điều 32 Luật nuôi con nuôi như sau :
- Giấy khai sinh;
- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;
- Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;
- Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng ;
- Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em ;
- Tài liệu chứng minh đã thực hiện việc tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này nhưng không thành.
Hồ sơ được lập thành 03 bộ và nộp cho Sở Tư pháp nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú.
Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ lập hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi sống tại gia đình; cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi sống tại cơ sở nuôi dưỡng.
Bài viết liên quan : Mẫu đơn xin nhận con nuôi
Kết luận:
Bạn hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ VPLS Quang Liêm số 559 Bình Thới, phường 10, quận 11, TP. Hồ Chí Minh hoặc bằng điện thoại là: 0963399868 (Zalo, Viber), Email: luatsuliem@gmail.com để chúng tôi tư vấn và hỗ trợ trực tiếp giúp bạn giải quyết nhanh gọn, ít đi lại và tiết kiệm chi phí cho ban.
Trân trọng.
Nếu bạn ở xa hoặc bận công việc không thể tới VPLS Quang Liêm được thì chúng tôi sẽ cử luật sư giỏi tới tận nhà hoặc điểm hẹn để tư vấn và hỗ trợ cho bạn.