Thay đổi người trực tiếp nuôi con có được không? Là một trong những câu hỏi được rất nhiều bạn gửi đến VPLS Quang Liêm nhờ giải quyết. Nếu bạn cũng đang có cùng thắc mắc? Hãy cùng với chúng tôi đi tìm hiểu chi tiết nhé!
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi và ông B đã ly hôn từ năm 2014. Theo đó tôi là người nuôi dưỡng cháu E (2 tuổi) và ông B sẽ nuôi dưỡng cháu D (6 tuổi). Cả tôi và ông B không cần phải cấp dưỡng nuôi con cho nhau.
Thời gian gần nay, tôi được biết ông B đã kết hôn với người phụ nữ khác, cháu D phải ở chung với mẹ kế, người phụ nữ này cũng có một đứa con riêng lớn hơn cháu D nhà tôi 2 tuổi. Vì con nít ở chung hay cải nhau, và đánh nhau nên người vợ mới của chồng tôi vì thế rất ghét con trai tôi, cũng như không bênh vực hay can ngăn khi mấy đứa nhỏ đánh nhau.
Ông B thì tối ngày đi làm không có thời gian quan tâm đến D, tôi hỏi việc trong nhà có liên quan đến cháu D ông ta đều không biết.
Với tâm lý người làm mẹ, tôi muốn cháu D về ở với tôi và mong muốn ông B phải cấp dưỡng nuôi con liệu có được không?
(Câu hỏi của chị Hoàng Minh H ngụ ở Sóc Trăng)
Trả lời:
Cám ơn sự chia sẻ và câu hỏi của chị H, Văn phòng luật sư Quang Liêm xin có giải đáp cho chị được rõ như sau:
Trong trường hợp nhận thấy việc cháu D sống trong môi trường không tốt cho sự phát triển của trẻ và có chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình thì chị hoàn toàn có thể yêu cầu để trở thành người nuôi dưỡng trực tiếp cháu D.
Về việc này chị có thể thỏa thuận với ông B để cháu D về sống với chị và hai bên có thể thỏa thuận về vấn đề cấp dưỡng.
Sau khi thỏa thuận và thống nhất được thì chị có thể yêu cầu Tòa án có thẩm quyền công nhận sự thỏa thuận thay đổi người trực tiếp nuôi con cũng như các vấn đề cấp dưỡng cháu D.
Trong trường hợp không thể thỏa thuận và thống nhất với ông B thì chị có thể khởi kiện lên Tòa án có thẩm quyền để tranh chấp về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con và yêu cầu cấp dưỡng theo quy định của pháp luật.
Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
- Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
- Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
- Người thân thích;
- Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
- Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
- Hội liên hiệp phụ nữ.
Chị có thể đưa ra các căn cứ chứng minh môi trường sống và nguyện vọng của cháu D là muốn ở với chị như sau:
- Cha có gia đình mới;
- Không có thời gian quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ con cái, tìm hiểu tâm sinh lý trẻ nhỏ;
- Môi trường sống có hành vi bạo lực;
- Trạng thái tinh thần áp lực của cháu D khi sống cùng với gia đình mới của cha;
- Nguyện vọng mong muốn sống chung với chị của cháu D;
- Tình hình kinh tế, môi trường sống, nơi ở,.. của chị tốt hơn khi ở với cha cháu;
Bạn hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ VPLS Quang Liêm số 559 Bình Thới, phường 10, quận 11, TP. Hồ Chí Minh hoặc bằng điện thoại là: 0963399868 (Zalo, Viber), Email: luatsuliem@gmail.com để chúng tôi tư vấn và hỗ trợ trực tiếp giúp bạn giải quyết nhanh gọn, ít đi lại và tiết kiệm chi phí cho ban.
Nếu bạn ở xa hoặc bận công việc không thể tới VPLS Quang Liêm được thì chúng tôi sẽ cử luật sư giỏi tới tận nhà hoặc điểm hẹn để tư vấn và hỗ trợ cho bạn.