Thủ tục quyền thăm con, chăm sóc con sau khi ly hôn luôn được quan tâm hàng đầu. Vì thế Văn phòng luật Quang Liêm xin giới thiệu tư vấn bài viết liên quan đến quyền thăm con, chăm sóc con sau khi ly hôn:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi và vợ tôi đã chung sống với nhau được gần 20 năm nhưng do khoảng thời gian trước khi tôi đi làm và đã có mối quan hệ bên ngoài nên vợ tôi không tha thứ cho tôi.
Cô ấy cố gắng để chung sống với nhau cũng chỉ vì con có đầy đủ tình cảm của cha mẹ còn thực sự cô ấy đã bị tổn thương rất nhiều nên cô ấy không thể nào tha thứ cho tôi.
Cô ấy bị ám ảnh sau khi xảy ra chuyện đó, thời gian gần đây thì cô ấy cảm thấy mệt mỏi quá nên đã quyết định ly hôn.
Sau ly hôn cô ấy chuyển đi nơi khác và nuôi con, cô ấy không cần cấp dưỡng và cũng không cho tôi thăm con. Thực sự tôi rất nhớ con tôi, cô ấy làm như vậy có vi phạm pháp luật không?
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Văn phòng Luật sư Quang Liêm. Với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:
Theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
- “Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
- Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
- Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Như vậy
Mặc dù vợ chồng bạn đã ly hôn thì bạn vẫn có quyền được trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con sau khi ly hôn mà không ai có quyền ngăn cấm trách nhiệm làm cha của bạn.
Nếu trong trường hợp vợ bạn ngăn cấm quyền thăm nom, chăm sóc con thì vợ bạn vi phạm Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau như sau:
“Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.”
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết liên quan:
>>> Quy định về cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn?
>>> Quy định quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi?
Bạn hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ VPLS Quang Liêm số 559 Bình Thới, phường 10, quận 11, TP. Hồ Chí Minh hoặc bằng điện thoại là: 0963399868 (Zalo, Viber), Email: luatsuliem@gmail.com để chúng tôi tư vấn và hỗ trợ trực tiếp giúp bạn giải quyết nhanh gọn, ít đi lại và tiết kiệm chi phí cho ban.
Nếu bạn ở xa hoặc bận công việc không thể tới VPLS Quang Liêm được thì chúng tôi sẽ cử luật sư giỏi tới tận nhà hoặc điểm hẹn để tư vấn và hỗ trợ cho bạn.