Hiên trạng khi kết hôn, đối phương của mình đã có con và không muốn lấn cấn chuyện con cái của vợ hay của chồng. Hôm nay Văn phòng Luật sư Quang Liêm xin giải đáp thắc mắc làm thế nào để nhận con riêng của vợ làm con nuôi? mời bạn cùng tham khảo:
Tóm tắt câu hỏi:
Nhận con riêng của vợ làm con nuôi. Vợ tôi đã ly hôn chồng cũ và chúng tôi đã kết hôn được 1 năm.
Cô ấy hiện đang nuôi con trai 5 tuổi còn chồng cũ có trách nhiệm cấp dưỡng 1 triệu đồng/ tháng nhưng hơn 1 năm nay anh ta không cấp dưỡng.
Chồng cũ của vợ thỉnh thoảng lại đón cháu về nhà anh ta trong khi cháu còn phải đi học, mỗi lần tôi nhắc nhở anh ta đều lấy lí do rằng con là con đẻ của anh ta và tôi không có quyền quản lí.
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Văn phòng Luật sư Quang Liêm. Với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:
– Về người được nhận làm con nuôi:
Điều 8 Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định như sau:
1. Trẻ em dưới 16 tuổi
Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
2. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.
– Về điều kiện đối với người nhận con nuôi:
Điều 14 Luật nuôi con nuôi
1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt.
2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:
a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
c) Đang chấp hành hình phạt tù;
d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.
Quy định luật nuôi con nuôi
Theo quy định của Luật nuôi con nuôi thì anh thuộc hàng ưu tiên thứ nhất trong việc lựa chọn tìm gia đình thay thế cho trẻ em. Nếu anh có đủ các điều kiện về người nhận con nuôi, anh có thể nhận con riêng của vợ mình làm con nuôi.
Nghị định số 19/2011/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật nuôi con nuôi đã có quy định về thẩm quyền và thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước.
Trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.
Tiến hành
Anh cần phải tiến hành thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi được quy định tại Điều 10 Nghị định 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi về thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi quy định cụ thể sau đây:
1. Việc đăng ký nuôi con nuôi được tiến hành tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã. Khi đăng ký nuôi con nuôi, cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ, người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và người được nhận làm con nuôi phải có mặt. Công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi và trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho các bên.
2. Trường hợp con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi mà phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh đang lưu giữ tại Ủy ban nhân dân cấp xã còn để trống, thì căn cứ vào Giấy chứng nhận nuôi con nuôi, công chức tư pháp – hộ tịch ghi bổ sung các thông tin của cha mẹ nuôi vào phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của con nuôi; tại cột ghi chú trong Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ là cha mẹ nuôi.
3. Trường hợp có sự thỏa thuận giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi, sự đồng ý của con nuôi từ 9 tuổi trở lên về việc thay đổi phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của con nuôi; thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh cho trẻ em đăng ký khai sinh lại cho con nuôi và thu hồi Giấy khai sinh cũ; tại cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ là cha mẹ nuôi.
Như vậy
Nếu anh muốn nhận con riêng của vợ làm con nuôi thì cần có sự đồng ý và có mặt của cả bố đẻ của con cho dù họ đã ly hôn. Trường hợp thay đổi giấy khai sinh cũng cần phải có sự đồng ý của bố đẻ con và giấy khai sinh sẽ ghi rõ tên anh ở mục là cha mẹ nuôi.
Bạn hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ VPLS Quang Liêm số 559 Bình Thới, phường 10, quận 11, TP. Hồ Chí Minh hoặc bằng điện thoại là: 0963399868 (Zalo, Viber), Email: luatsuliem@gmail.com để chúng tôi tư vấn và hỗ trợ trực tiếp giúp bạn giải quyết nhanh gọn, ít đi lại và tiết kiệm chi phí cho ban.
Nếu bạn ở xa hoặc bận công việc không thể tới VPLS Quang Liêm được thì chúng tôi sẽ cử luật sư giỏi tới tận nhà hoặc điểm hẹn để tư vấn và hỗ trợ cho bạn.
Cảm ơn Luật sư Quang Liêm, một bài viết thật hay
Luật sư hiện nay tôi có sống chung như vợ chồng với người phụ nữ đã có con riêng 15 tuổi. Luật sư cho tôi hỏi, tôi muốn nhận con riêng của vợ làm con nuôi thì phải thực hiện những thủ tục gì.
Tôi và chồng cũ đã ly hôn 5 năm. Trong thời gian này không cấp dưỡng cũng như chăm sóc con. Nay tôi muốn hỏi, tôi kết hôn và chồng hiện tại muốn nhận bé làm con nuôi thì cha ruột làm giấy ủy quyền mà không cần đến trực tiếp được không. Nếu được cho tôi xin mẫu giấy ủy quyền. Tôi xin cảm ơn
Nếu chồng bạn đồng ý thì cứ đưa con về nuôi mà không cần làm thủ tục gì nha bạn.
nếu không đồng ý thì bạn khởi kiện ra Tòa án yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con. Luật sư có thể hỗ trợ mình soạn đơn nha bạn
trân trọng!